Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày nào? Tổ chức Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu gì?

Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày nào? Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 46/SL về tổ chức Đoàn Luật sư, đánh dấu cho sự hình thành và phát triển của nghề luật sư đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật tại Việt Nam. Cho đến […]

Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày nào?

Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 46/SL về tổ chức Đoàn Luật sư, đánh dấu cho sự hình thành và phát triển của nghề luật sư đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật tại Việt Nam.

Cho đến năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2013, tại Điều 1 quy định như sau:

Lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là “Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam.

Theo đó, chính thức công nhận ngày 10/10 là ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam.

Như vậy, sau 68 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 46/SL đánh dấu cho sự ra đời của nghề luật sư tại Việt Nam, thì nay luật sư Việt Nam đã chính thức có “Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam” là ngày 10/10 hàng năm.

Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày nào? Tổ chức Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu gì?

Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam là ngày nào? Tổ chức Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

Tổ chức Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam phải đảm bảo những yêu cầu gì?

Từ năm 2013 đến nay, hằng năm Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam theo đúng nội dung, yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.

Cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 2 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2013 như sau:

1. Việc tổ chức Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam hàng năm phải đảm bảo những nội dung, yêu cầu:

a) Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức

b) Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

c) Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động luật sư, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

2. Liên đoàn luật sư Việt Nam căn cứ vào quy định hiện hành có trách nhiệm hướng dẫn Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam theo đúng nội dung, yêu cầu quy định tại khoản 1, Điều này.

Như vậy, hàng năm việc tổ chức Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam phải thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức. Bên cạnh đó, Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

Đồng thời, việc biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động luật sư, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Luật sư có các quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi, thay thế bởi khoản 12, khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định như sau về quyền, nghĩa vụ của luật sư:

Quyền, nghĩa vụ của luật sư

1. Luật sư có các quyền sau đây:

a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;

c) Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;

d) Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

đ) Hành nghề luật sư ở nước ngoài;

e) Các quyền khác theo quy định của Luật này.

2. Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật này;

b) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;

c) Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

d) Thực hiện trợ giúp pháp lý;

đ) Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

Như vậy, Luật sư có các quyền và nghĩa vụ thực hiện theo quy định nêu trên. Cụ thể:

* Về quyền, Luật sư có các quyền:

– Luật sư được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư và quy định của pháp luật có liên quan;

– Luật sư được quyền ại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;

– Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư;

– Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

– Hành nghề luật sư ở nước ngoài.

– Đồng thời, Luật sư còn có các quyền khác theo quy định của Luật Luật sư.

* Về nghĩa vụ, Luật sư có các nghĩa vụ sau:

– Luật sư phải tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật Luật sư;

– Luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;

– Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

– Thực hiện trợ giúp pháp lý;

– Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;

– Đồng thời, Luật sư còn có các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Luật sư.